Con người chúng ta khi sỉnh ra đã mang cho trên mình những sứ mệnh riêng của mình. Chúng ta đều có những ước mơ riêng, mục đích riêng với sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ của chính mình. Rõ ràng sự bất đồng rõ rệt về hoàn cảnh giàu hay nghèo, hạnh phúc hay bất hạnh, xấu – đẹp, thể chất khoẻ mạnh- đau yếu, sống trường thọ hay phải chết yểu, thành công hay thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Bàn về mối quan hệ giữa số mệnh và nghiệp, hãy cùng ngay.kabala.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mỗi người chúng ta đều sẽ có một hoàn cảnh và cuộc sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm về nghiệp báo của quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta sẽ có sự bất đồng trên mọi phương diện và không ai giống ai.
Nghiệp và số mệnh của con người.
Mệnh hay số phận đều dựa trên những quan niệm xưa, nó tồn tại và phù hợp khi chưa có cuộc sống văn minh và hiện đại. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên thế gian này đều là một chuỗi dài liên kết nhân duyên với những móc xích, nguyên lý có cái này rồi sẽ sinh cái kia, cái này không tồn tại thì sẽ không có cái kia. Đạo Phật nói rằng tất cả chúng sinh có mặt trên thế gian này đều do nghiệp mà ta tạo ra, nên những gì chúng ta đang sống, đang gặp phải chính là quả báo cho hiện tại chứ chúng không phải do sự sắp đặt hay quy định của ai. Để hiều hơn, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về nghiệp.
Nghiệp là gì?
Nghiệp chính là năng lực được tạo ra từ thân, miệng, hay ý được lặp đi và lặp lại nhiều lần rồi lâu ngày sẽ trở thành thói quen. Chính thói quen đó sẽ có sức mạnh lôi cuốn lại chúng ta để sinh ra nghiệp.
Nghiệp mang những ý nghĩa như sau:
- Hành vi, hành động, các hoạt động, các cách cư xử, những tư cách, bao gồm 3 hành vi thuộc những phần ý, miệng, và thân.
- Dấu tích chính là kết quả lưu lại từ 3 hành vi của nghiệp, nó là năng lực vận hành tiềm tàng hay còn gọi là nhân duyên tạo thành từ những hành vi mà cuối cùng sẽ tạo ra các kết quả khác liên tiếp nhau;
- Hành vi mang tính xấu ác, tai hại và mê muội.
- Hạnh thanh tịnh.
- Những nỗ lực, tinh tiến hay phấn đấu.
Trong đạo Phật, khái niệm nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Nó dùng để ám chỉ những quy luật chung nhất giữa nguyên nhân và những kết quả. Theo đạo Phật, mỗi tác động (chính là nghiệp) đều chịu ảnh hưởng dưới một điều kiện nhất định thì sẽ tạo thành một hậu quả. Khi quả đó đã chin muồi, nó sẽ rơi trở lại chúng sinh tạo ra chính bản thân nó. Bởi vậy, muốn thành quả hay một nghiệp là nghiệp tốt hay xấu thì phải chịu tác động của một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó thì một nghiệp sẽ để lại một dấu vết nơi tâm thức của chúng sinh tạo nghiệp đó và tâm thức đó sẽ hướng theo những chỉ đạo của chính bản thân mình. Thời gian để một quả chín lâu có thể sẽ rất mất thời gian.
Một nghiệp sẽ được tạo ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay là một ngôn ngữ. Nên nhớ rằng chính tư tưởng của bản thân đã tạo tác nghiệp. Bời vì khi chúng sinh có ý làm điều gì đó thì chính bản thân họ đang tạo nghiệp, không nhất thiết công việc làm đó có xảy ra hay không.
Hành động của con người sẽ không gây ra nghiệp nếu như hành động đó được thực hiện mà không xuất phát từ mục đích xấu xa, tham lam hay sân si, mà ngược lại, là sự chân thành, tốt bụng và thiết tha. Nghiệp tốt được tạo ra sẽ mang đến cho con người kết quả tốt trong một quá trình, được gọi là sự tái sinh. Con người chúng ta nếu muốn thoát khỏi kiếp luân hồi thi phải học cách từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Bạn cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết cho rằng mọi sự đều được quyết định sẵn trước rồi.
Nghiệp khi được tạp ra, sớm hay muộn chúng sẽ tạo thành quả báo trong tương lai của con người. Khi nhân duyên chin muồi thì quả báo sẽ tái sinh. Hành động do chúng sinh lựa chọn thực hiện sẽ tạo ra nghiệp mới và những quả báo mới.
Con người nên nhớ rằng, trong quá khứ của mỗi chúng ta có thể đã tạo ra rất nhiều nghiệp, vì vậy khi ta được sinh ra hay được xuất hiện trên cõi đời nên sẽ có những hoàn cảnh, cuộc sống, đường nét khác biệt không giống ai. Sau đó, tùy theo sở thích của mỗi người trong hiện tại mà tạo ra những nghiệp nhân mới.
Nhiều người cho rằng, con người khi sinh ra đã mang số phận được an bài sẵn và không thể nào thoát được sự an định của số phận. Nếu nói như vậy là chúng ta đã phủ nhận quyền làm chủ bản thân của chính bản thân con người. Chúng ta đã luôn có đủ khả năng để có thể đưa ra ý kiến, hành động, dùng nhận thức và trí tuệ của mình để làm mới và khai sáng muôi loài vật. Đạo Phật nói rằng nghiệp do chúng ta tạo ra từ chính thân, miệng và ý của bản thân mình thì chính ban thân chúng ta cũng có quyền thay đổi và chuyển hóa tuỳ theo khả năng sở thích của chính mình
Nhưng có một điều rõ ràng về sự khác biệt giữa nghiệp và số mệnh, đó là nghiệp có thể được con người chúng ta thay đổi, còn số mệnh thì hoàn toàn không thể. Tổng kết lại nghiệp chính là nhân quả nghiệp báo. Nghiệp báo hay nhân duyên chính là sự chuyển biến linh động của quy luật nhân quả. Nếu cho rằng số trời đã định, đã an bài, gieo nhân nào thì phải trả quả đó thì mỗi chúng ta sẽ tự rèn luyện, tu dưỡng chính bản thân con người mình để từng ngày trở nên tốt đẹp, toàn diện hơn.
Trên đây là bài viết về mối liên hệ giữa nghiệp và số mệnh. Mỗi con người nên có cái nhìn chính xác về nghiệp và số mệnh để có thể nắm bắt, nhìn nhận được chính mình trước những biến cố của cuộc sống, từng bước tu dưỡng, rèn luyện bản thân để cá nhân trở thành một người có ích, tốt đẹp hơn.
Để tìm đọc thêm các nội dung tương tự, mời bạn đọc truy cập chuyên đề Phật Pháp của ngay.kabala.vn nhé.