Trong cuộc sống, ta gặp được người phù hợp và một thời điểm tốt phải chăng đã là một may mắn. Thế nhưng gặp được nhau đã khó, có giữ họ được ở bên cạnh mình cho đến sau này hay không lại là một điều khó khăn hơn cả. Những sự gặp gỡ, chia tay phải chăng chính là nhân duyên. Hôm nay hãy cùng ngay.kabala.vn hiểu thêm về nhân duyên giữa người với người trong cuộc sống.
Gặp gỡ hay chia xa đều chính là nhân duyên.
Vậy nhân duyên là gì? Chúng ta thường hay nói với nhau rằng con người gặp nhau là duyên phận, xa nhau cũng là duyên phận. Sinh mệnh của con người liên quan đến mỗi quan hệ giữa thiên, địa, nhân. Cho dù có muốn hay không ta vẫn phải chấp nhận và tin vào duyên số của chính mình. Nhân duyên bao gồm thuận duyên (duyên tốt) và nghịch duyên (duyên xấu). Tuy nhiên, duyên tốt hay xấu chỉ là theo quan niệm của mỗi chúng ta về sự ảnh hưởng của mối duyên đó đến với cuộc sống của chính mình.
Trong phật pháp đã là nhân duyên thì không có duyện tốt, duyên xấu. Bởi thuận duyên chưa chắc đã hạnh phúc đủ đầy, nghịch duyên chưa chắc đã toàn khổ đau. Trong phật pháp có câu: Vạn vật tùy duyên. Câu nói này ý chỉ khuyên bảo con người nên chấp nhận những gì xảy đến trong cuộc sống dù đó có là những tác động tiêu cực hay tích cực. Con người cũng không nên oán trách cuộc sống, bất mãn với thực tại mà sinh tâm tư muộn phiền. Thay vào đó cứ thanh thản chờ đợi mối duyên phù hợp đến với mình.
Dưới đây là một số quan niệm về nhân duyên để giúp con người chiêm nghiệm rõ hơn:
1. Giữa con người với nhau, nói gần thì sẽ gần, mà nói xa thì cũng có thể xa. Giữa việc với việc, có thể phức tạp hoặc là giản đơn. Tình cảm với nhau, sâu cũng có thể sâu mà nói cạn cũng có thể cạn.
2. Sống ở đời tự mình đối xử tốt với mình, đừng mong cầu người khác phải tốt đặc biệt với mình, đừng hy vọng ai tốt với mình mà không toan tính gì.
3. Ở đời mỗi người mỗi khác, có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ mồm miệng đỡ chân tay. Đừng quá bận lòng, công việc của bản thân quản tốt là được, nên làm những việc cần làm, đi con đường mình muốn, giữ được lòng lương thiện, nuôi dưỡng sự chân thành; với mọi người nên khoan dung, với bản thân nghiêm khắc, còn mọi chuyện cứ thuận theo nhân duyên là được.
4. Đức Phật đã nói rằng: nếu đã không có duyên, nói bao nhiêu lời cũng là thừa; còn có duyên thì chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể làm thức tỉnh mọi giác quan của họ…
5. Bận lòng quá làm chi khi mà có những việc chỉ vừa phân trắng đen đã trở thành quá khứ; có những người chỉ giận hờn vài ngày đã trở thành dĩ vãng; có những nỗi đau, vừa cười lên đã tan thành bọt nước; có những việc, nhờ chịu chút thương đau mà ta trở nên kiên cường.
6. Có thể với ta hôm nay việc này là việc lớn, nhưng ngày mai ngoảnh lại lại thấy rất bình thường; đời vốn vậy, năm nay quan trọng, nhưng sang năm lại thành thứ yếu; vĩ đại đời này, nhưng đời sau là truyền thuyết.
7. Trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ý, thì hãy tự nhủ với bản thân: “hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hãy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”
8. Không phải việc nào để tâm cũng đem lại kết quả, có những việc không đáng để tâm vì để tâm cũng không làm được gì hơn.
9. Cuộc sống không bao gồm“nếu như”, mà chỉ có “hậu quả” và “kết quả”
10. Cuộc đời mình như thế nào là do bản thân lựa chọn, vì thế đừng oán trách người khác.
11. Khi biết cách lấy nụ cười đối diện với tất cả tức là bạn đã trưởng thành.
Qua bài viết trên, ngay.kabala.vn hy vọng mỗi người trong chúng ta sẽ phần nào hiểu được nhân duyên là gì để thấu hiểu và trân trọng những mối duyên đã đến hoặc đã đi trong cuộc đời của chính mình. Dẫu không có duyên gặp lại nhưng ta vẫn có những bài học, những kỷ niệm đẹp để bản thân trở nên tích cực hơn.
Tuy cập chuyên đề Phật Pháp để tìm đọc các nội dung tương tự nhé.