Chúng ta ai cũng có cho mình những câu hỏi, những thắc mắc cần được giải đáp để thỏa mãn sự tò mò của bản thân. Ước mơ của tôi là gì, tôi thực sự thích cái gì hay đơn giản là định nghĩa hạnh phúc là gì? Liệu trong chúng ta, có ai có thể đọc đúng được định nghĩa của sự hạnh phúc. Tôi nghĩ là rất khó bởi con người ai cũng có cho mình một điều thực sự khiến họ hạnh phúc và tất nhiên là không ai giống ai cả. Hôm nay, hãy cùng ngay.kabala.vn tìm hiểu và tự chiêm nghiệm về hạnh phúc trong cuộc sống của bản thân qua bài viết sau đây.
Mỗi chúng ta, ai cũng có những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc.
Hạnh phúc là gì? Liệu đó có phải là cảm giác con người cảm nhận được sự vui vẻ, sung sướng khi ta đạt được thứ mà ta hằng mong muốn, những ước mơ, hoài bão mà ta dành tâm huyết, sự cố gắng để có được. Hay hạnh phúc đơn giản là thứ cảm giác ấm áp ta nhận lại được từ những giây phút vui vẻ bên gia đình, từ cái ôm hôn của mẹ hay từ lời động viên của cha. Mỗi chúng ta đều có những suy nghĩ, quan điểm khác nhau về sự hạnh phúc nhưng cho dù ta là ai, ta đứng ở đâu, hoàn cảnh có như nào thì ta đều có quyền lựa chọn niềm hạnh phúc của bản thân để hành động và phấn đấu đạt được nó.
Có một sự thật rằng cuộc sống ngoài kia với muôn vàn những cặm bậy và con người chúng ta đã từng là những kẻ mắc bẫy, theo đuổi những điều phù phiếm, hoa mĩ. Ta đắm chìm trong ước vọng của bản thân, mong muốn được có những thứ vật chất, của cải phù du và say mê đuổi bắt nó. Và chắc hẳn cũng nhiều người trong số đó nhận lại những cái kết đau lòng, những ngọt – bùi –đắng – cay đủ dư vị trong cuộc đời. Và cũng có kẻ đã phải nằm chết quạnh hiu trên cánh sa mạc già trong không gian đầy cô độc.
Cuộc sống con người không phải lúc nào cũng bình yên, bằng phải mà luôn có những lúc khó khăn, những lúc khổ đau. Nói cách khác, cuộc sống chính là một bản nhạc, có nốt thăng nốt trầm. Nốt thăng tượng trưng cho những giây phút vui vẻ, hạnh phúc. Nốt trầm là biểu trưng cho những đắng cay, mất mát. Ở đó, con người chính là người nghệ sĩ vận miệt mài tìm cách làm chủ những thăng trầm trong cuộc sống, để tìm cho mình một lối đi phù hợp nhất. Đôi khi cuộc sống khiến ta bỏ quên mất chính bản thân mình, quên những điều giá trị mà chỉ có cảm nhận bằng tâm hồn ta mới thấy được. Và có lẽ cũng rất ít người trong chúng ta đặt ra những câu hỏi cho những gì đã xảy ra, những mối quan hệ liên quan đến những gì mình nói, những gì mình làm trong đời.
Theo quan niệm của Phật giáo, con người là một trong sáu loài tồn tại trên thế giới. Chỉ khi nào ta thực sự cởi bỏ được lớp áo phàm tục, những điều phù phiếm thì mới có thể tỉnh ngộ thăng tiến lên các cảnh giới cao hơn và tự làm chủ được chính bản thân của mình. Con người là loài hoàn toàn có thể bị điều khiển bởi những thứ ham muốn tầm thường, những tham vọng hão huyền cuốn ta vào vòng xoáy không lối thoát. Những điều đó chính là vật cản vô hình khiến chặng đường đi đến thành công, tìm được hạnh phúc trở nên gian nan, chông gai hơn rất nhiều. Bản thân chúng ta vẫn luôn bị những ham muốn tiền tài, vật chất, sắc đẹp, danh vọng địa vị, ham muốn ngủ nghỉ cuốn lấy. Hễ một khi con người bị vướng vào một trong năm thị dục đó thì khó mà thoát ra được.
Chỉ khi nào con người cởi bỏ được lớp áo phàm tục, những điều phù phiếm thì mới có thể tỉnh ngộ, làm chủ được bản thân.
Con người chúng ta được tạo hóa ban cho nhận thức cao hơn so với muôn loài khác. Những đôi khi chúng ta có nhận thức nhưng ta lại không thể kiềm chế được bản thân trước những cám dỗ của bản năng dục vọng của chính mình. Cũng có khi ta ý thức được điều đó những vấn không thể nào thoát ra được vòng vây đó. Bởi vậy trong cuộc sống đôi khi có những cái đã biết nhưng chúng ta vẫn không thể nào bước qua được những cám dỗ của bản năng dục tính của chính bản thân. Đây chính là yếu kém gây nên sự đau khổ của chúng ta.
Trong kinh Bát Đại nhân giác cho rằng: Chính tâm lý chúng sinh tham cầu nhiều thứ mà không biết đến điểm dừng, không biết đâu là đủ mới càng tạo ra nhiều tội lỗi. Hàng Bồ tát thì không làm như vậy, thường nhớ nghĩ đến phép tri túc và làm sao để an vui sống đời đạm bạc, xem sự nghiệp duy nhất của bản thân mình là thực hiện trí tuệ giác ngộ. Nên hàng phàm phu tục tử mãi chỉ là kẻ lữ khách ruổi rong tìm kiếm. Có những người lang thang tìm kiếm cho đến khi bạc đầu vẫn đóng vai những kẻ đuổi bắt theo đuổi những gì phù du, có những kẻ đến cuối đời vấn không biết đâu là bến dừng của mình, sống cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời.
Được sinh ra và được sống đã là một ân huệ của con người. Bỏi vậy cuộc đời vốn dĩ không phải là trái đắng mà chính chúng ta đã làm nên trái đắng của cuộc đời thân mình. Con người chính là người tạo nên kẻ thù của cuộc đời mình và đối thủ khó nhất chính là chiến thắng chính bản thân mình. Những tham vọng hão huyện khiến con người trở lên tham lam, ích kỷ và bạo động, khiến con người chúng ta tự chà đạp lên cuộc đời mình và những người xung quanh. Và khi ta không tìm ra được lối thoát thì chính chúng ta lại là kẻ đổ lỗi cho cuộc đời. Đây là biện minh cho sự ích kỷ ở sâu bên trong mỗi chúng ta.
Những người hạnh phúc là những người biết mình cần gì và biết thế nào là đủ. Cuộc sống của họ giản đơn, an vui nhờ những niềm vui nhỏ bé, giản dị. Họ không rong ruổi tìm kiếm những điều to tát bởi họ biết rằng hạnh phúc xuất phát từ những điều đơn giản nhất.
Các bậc thánh giả, họ đã đến và đi bằng nguyện lực chính bởi vậy nên cuộc đến – đi ấy nhẹ như cánh nhạn bay giữa trời không. Họ chẳng vương dấu tích, ảnh, hình; đến chẳng lưu dấu, đi cũng chẳng lưu hình. Họ không lệ thuộc vào những điều có hoặc không.
Đôi khi ta cứ mong ước lớn lao, tìm kiếm những điều xa vời mà không nhận ra rằng hạnh phúc chính những điều nhỏ bé xung quanh, là tại tâm khi ta thực sự có cái ta cần và an vui với nó. ngay.kabala.vn hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn có những suy nghĩ sâu xa hơn về niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống của chính bản thân mình qua những bài học từ Phật Pháp.