Một công việc tốt, ổn định sẽ giúp ta học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cũng như khẳng định được thực lực của bản thân. Tất nhiên, công việc nào cũng có những mặt áp lực, khó khăn của riêng nó. Nhiều người trong chúng ta luôn cảm thấy khốn khổ vì công việc. Điều này là vì sao?
Giáo sư Xã hội học tại Đại học Northeastern Steven Vallas từng cho rằng: “Công việc chính là minh chứng cho những giá trị của bạn”, qua đó con người có cơ hội để phát huy thế mạnh của bản thân và thể hiện được giá trị của mình. Bởi vậy, khi ta tìm kiếm được một công việc vừa đáp ứng được điều kiện sinh hoạt, vừa có một môi trường chuyên nghiệp, lành mạnh ta sẽ càng có thêm động lực làm việc và chắc chắn cũng sẽ có những áp lực riêng. Trước cuộc sống bộn bề và áp lực công việc, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi, thậm chí là khốn khổ vì nó. ngay.kabala.vn xin đưa ra 5 lý do tại sao chúng ta vẫn luôn áp lực, bị công việc làm cho khốn khổ.
1. Do tâm lý lo lắng, cảm thấy không xứng đáng
Không chỉ là áp lực, độ khó của công việc, môi trường bên ngoài và nội tại bên trong mỗi con người cũng tiềm ẩn lý do khiến ta luôn có những cảm giác lo sợ với công việc của mình. Đầy tiền, có thể kể đến tâm lý tự ti. Trong một môi trường làm việc, ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều con người, những người này đều có cá tính, điểm mạnh, năng lực riêng. Nếu ta không tự tin thì chính bản thân đã thua cuộc trước bản thân mình, sinh tâm lý lo âu, sợ hãi mỗi khi làm việc.
Ngoài ra, chúng ta luôn sợ bị sa thải khỏi công ty do cắt giảm nhân sự, thiếu năng suất làm việc sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi nó có thể dẫn tới những hệ lụy kéo theo nhưng tài chính ảnh hưởng, sức khỏe tâm lý bị xáo trộn do lo âu, áp lực. Đối với người lao động, việc sa thải luôn là một trong những vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người dân. Một nghiêm cứu của Giáo sư Xã hội học tại Đại học Bang Washington - Jennifer Sherman tại một thị trấn miền núi nghèo ở Bắc California cho rằng: “Những người thất nghiệp ở đây nói rằng họ bị mắc bệnh về trầm cảm. Thậm chí, họ nói rằng họ thực sự căm ghét bản thân họ và không thấy xứng đáng khi tồn tại”. Từ đây, ta có thể đặt ra một câu hỏi, rằng: “Công việc và giá trị của bản thân có mối liên hệ gì với nhau mà có thể làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của một người?”.
Chiến thắng cảm xúc chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Để giải thích cho vấn đề này, các nhà nghiên cứu và nhà tâm lý học đưa ra quan điểm: “Trong văn hóa Mỹ, có 3 trụ cột chính để tạo ra mối liên kết này, đó là: đạo đức làm việc, chủ nghĩa cá nhân và địa vị của Mỹ trên trường quốc tế. Điều này đã khiến người dân cảm thấy có nhiều áp lực trong việc làm”.
2. Chủ nghĩa cá nhân được đề cao
Các nước phương Tây luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, nơi tiếng nói cá nhân được đánh giá cao hơn. Mỹ là một trong số những quý gia có nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân cao nhất trên toàn thế giới. Giám đốc điều hành của Hofstede Insights, ông Egbert Schram từng nói: “Nếu bạn hỏi người Mỹ dành bao nhiêu thời gian cho bản thân mình. Câu trả lời thường là 91% thời gian để sống và làm những điều họ muốn”.
Những người theo chủ nghĩa cá nhân thường có lối sống mang tính chủ động hơn. Họ tin rằng những gì một người sở hữu phụ thuộc vào năng lực, khả năng và sự cố gắng của riêng họ. Những mối quan hệ chỉ là một phần rất nhỏ trong sự thành công mà họ đang có. Bởi vậy, họ có xu hướng tự tạo áp lực, trách móc bản thân kém cỏi khi thất nghiệp dẫn đến tình trạng stress, khốn khổ hơn rất nhiều.
3. Giá trị của đồng tiền luôn được coi trọng
Theo nhà tâm lý học Tổ chức Gena Cox: “Xã hội Mỹ được xây dựng dựa trên tác động, tầm quan trọng của đồng đô-la. Chính vì vậy, đồng đô-la rất quan trọng trong mỗi người dân”. Điều này cũng có thể thấy ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những đồng tiền ta có được làm ra nhờ quá trình lao động, mưu sinh để tìm kiếm thành công trong xã hội. Bởi vậy, tài chính chính là cách nhiều người thể hiện bản thân trong xã hội. Bởi vậy mà nhiều người lao động, làm việc thường đặt nặng yếu tố tài chính, kinh tế lên vai của mình.
4. Làm việc cật lực nhưng không hẳn đã hạnh phúc
Mỗi chúng ta lại có một mục tiêu phát triển của riêng mình, Người thì muốn tìm kiếm một công việc ổn định với bước tiến chậm rãi, vững chắc. Người lại quyết tâm, chăm chỉ cật lực để có được một vị trí, địa vị tốt trong xã hội. Tuy nhiên, suy cho cùng kết quả nhận lại là cho bản thân vậy bạn đã tự hỏi rằng liệu mình có hạnh phúc với mục tiêu đó? Làm việc cật lực không hẳn đã hạnh phúc. Nếu muốn sức khỏe của mình ổn định, tâm trạng luôn thoải mái và vui vẻ, hãy cân bằng thời gian làm việc và thời gian thư giãn để không tự tạo áp lực cho chính mình.
Điều gì khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trong công việc của mình.
Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2020, 5 quốc gia hạnh phúc nhất hàng đầu là Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy, những quốc gia có mạng lưới an toàn xã hội mạnh mẽ, các tổ chức đáng tin cậy, các chính phủ hoạt động tốt, chất lượng cuộc sống cao và chú trọng công việc - cân bằng cuộc sống, thay vì chỉ đơn giản là làm việc.
5. Gieo niềm tin sau những thất bại
Mất việc, không tìm được công việc ưng ý, thất bại… chúng ta có thể đã từng trải qua một trong những điều trên. Liệu khi đối mặt với chúng, chúng ta sẽ làm gì? Từ bỏ hãy vững bước đi tiếp? Nếu may mắn chưa mỉm cười với bạn, đừng nản lòng mà hãy tự mình hỏi 3 câu hỏi sau: “Mình thích điều gì về bản thân mình?”, “Mình coi trọng điều gì trong cuộc sống này?”, và “Điều gì thực sự khiến bạn cảm thấy vui vẻ và thỏa mãn ngoài công việc và sự nghiệp của mình?”. Trả lời được 3 câu hỏi này, bạn sẽ hiểu bản thân hơn, tìm được một lối đi nào đó trong “mớ hỗn độn” trước mắt và sẽ giúp tâm trạng bình ổn, phấn chấn hơn.
Trên đây là 5 lý do tại sao chúng ta vẫn luôn áp lực, bị công việc làm cho khốn khổ. ngay.kabala.vn hy vọng bạn đã có thể lý giải được những cảm xúc mệt mỏi, áp lực của bản thân trước những khó khăn đang gặp phải và tìm được một con đường mới, nhiều hy vọng hơn.
Để tìm đọc thêm những bài viết tương tự, mời quý bạn đọc truy cập vào chuyên đề Blog Cuộc Sống tại đây nhé.