Theo khoa học, mỗi một người trưởng thành trung bình sẽ có đến 50.000 suy nghĩ trong một ngày. Chúng ta có thể này ra rất nhiều những ý tưởng mới trong bất kỳ thời điểm nào, ở bất kỳ đâu. Có những ý tưởng, suy nghĩ thú vị nhưng cũng có những điều chợp nhoáng, có phần ngớ ngẩn nhưng tất cả chúng đều rất có ích trong việc tạo thói quen tư duy và phát triển trí óc.
Tuy nhiên để nhớ lại được 100 điều đã khó huống gì là 50.000 suy nghĩ trong một ngày. Vậy để những ý tưởng đó không bị lãng quên, bạn đã làm gì? Hãy cùng ngay.kabala.vn học cách viết ra những ý tưởng vì chúng có thể giúp chúng ta trở nên thông minh hơn đó.
Những ý tưởng thường xuất hiện khi chúng ta không có sự chuẩn bị trước
Việc quên đi những suy nghĩ là điều bình thường bởi não của chúng ta phải tiếp nhận cũng như chọn lọc hàng loạt thông tin trong một ngày. Bên cạnh việc tiếp thu, chúng ta cũng cần loại bỏ những thông tin “rác”, không cần thiết để tránh thần kinh bị rối loạn.
Chúng ta thường nảy ra những suy nghĩ, hay một vài ý tưởng hay ho nào đó trong bất cứ lúc nào, đặc biệt là những lúc ta không có sự chuẩn bị trước. Hầu hết các ý tưởng tuyệt vời sẽ xảy đến khi não của bạn đang ở trong “chế độ phân tán” (diffused mode): Những ý tưởng đến với bạn trong trạng thái này khi bạn không cố ý tập trung, chẳng hạn như khi bạn đang mơ tưởng điều gì đó hay khi tâm hồn lơ lửng trong lúc tắm, lúc thảnh thơi nấu ăn, xem phim. Đây là những thời điểm mà tâm trí con người được thoải mái, an tĩnh nhất. Lúc này não của con người liên kết những do dây thần kinh (neural pathways) khác nhau lại để đưa ra những suy nghĩ, ý tưởng mới mẻ.
Những ý tưởng thường xuất hiện khi chúng ta không có sự chuẩn bị trước.
Đừng bao giờ tin tưởng vào não bộ của bạn, bộ nhớ của nó không hoàn hảo đâu. Bạn có nhớ ý tưởng đột phá, độc lạ mà bạn nghĩ ra khi đang tắm? Bạn nghĩ rằng nó sẽ tạo nên một cuộc cách mạng cho thế giới như chúng ta có thể nghĩ đến? Những ý tưởng xuất hiện trong đầu chúng ta suốt chế độ phân tán có thể khá trừu tượng. Chúng có thể là những ý tưởng hay nhất, mới lạ, sáng tạo của bạn. Bởi ý tưởng thường đến những lúc ta không thể ngờ và dễ dàng tuột khỏi bộ nhớ của bạn. Vì vậy hãy tìm cách để lưu giữ lại bằng cách viết chúng ra.
Nhiều người thường cho rằng việc viết ra, ghi chú lại điều gì đó ngắn gọn, nhỏ nhặt là một việc làm vô bổ bời họ còn rất nhiều việc khác phải chú tâm. Nhưng khi cần đến nó thì họ lại quên mất và cố gắng lục lọi lại trong bộ nhớ của chính mình chút ký ức về chúng. Cứ như vậy chúng ta đánh mất nỏ và bị bỏ lại với sự rỗng tuếch do chủ quan của chính mình. Bạn có bao giờ có ý định làm gì đó nhưng chỉ 1 phút sau lại tự đặt cho mình những câu hỏi như: “Mình định làm gì nhỉ?”, “Mình cần lấy cái gì đây?”.
Vì vậy, đừng lười biếng, hãy ghi lại ý tưởng, những suy nghĩ bất chợt đến trong bạn cho dù bạn có tự tin ghi nhớ nó đến mức nào. Bởi việc viết ra thứ gì đó không chỉ đơn thuần giúp chúng ta ghi nhớ mà còn giúp ta nảy ra thêm nhiều điều thú vị từ những ý tưởng đó.
Hãy chuẩn bị cho bản thân những mẩu giấy nhớ nho nhỏ, một cuốn sổ bé đủ cho vào túi, balo, cặp sách và cố gắng luôn đem theo nó bên mình. Nếu bạn để một cuốn sổ tay và một cây bút ngay trước mặt bạn, bạn sẽ không còn ở chế độ phân tán nữa và những suy nghĩ sẽ không tuôn ra một cách dồi dào nữa. Nhưng bạn cần để quyển sổ tay đủ gần, để khi những suy nghĩ tuôn ra, bạn sẽ không phải vất vả cả thể chất lẫn tinh thần để với lấy nó.
Trong thời buổi hiện đại ngày nay, chúng ta cũng có thể dễ dàng ghi lại những điều cần nhớ, những ý tưởng của mình bằng các ứng dụng trên chiếc điện thoại thông minh của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số ứng dụng khác là những ứng dụng ghi âm, sổ tay chống nước dùng trong phòng tắm, máy tính xách tay…
Viết lại ý tưởng vào giấy not, sổ tay hoặc bất kỳ thiết bị nào giúp bạn ghi nhớ chúng.
Đừng nóng vội sắp xếp thông tin ngay lập tức
Khi ý tưởng ập đến một cách bất ngờ và tất nhiên đôi lúc là rất nhiều ý tưởng cùng một lúc, con người sẽ có xu hướng nghĩ ngay đến việc sắp xếp thông tin một cách vội vã, chia nhỏ chúng thành những nhóm vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, việc này không nhất thiết phải thực hiện ngay trong lúc đó. Trước tiên hãy viết tất cả các ý tưởng ta giấy và để việc tổ chức lại các ý tưởng là một nhiệm vụ riêng biệt. Hãy thực hiện nó sau, khi bạn có thời gian tập trung và bớt phân tán hơn.
Hãy duy trì quá trình suy nghĩ tự do và viết ra những ý tưởng và để chúng yên một chỗ cho đến khi nào bạn hoàn thành. Hoàn thành quá trình suy nghĩ, để tìm thêm nhiều ý tưởng hơn nữa để tránh bỏ lỡ các ý tưởng mới mẻ có thể nảy ra sau đó. Việc này sẽ giúp bạn không quá tập trung vào một ý tưởng duy nhất.
Tập thói quen nhìn lại các ý tưởng thường xuyên hơn
Các ý tưởng luôn có một vai trò nào đó trong việc tạo dựng những điều to lớn, vĩ đại hơn. Đừng vội xé trang sổ ghi nhớ khi đã lựa chọn được cái tốt nhất, hãy nhìn lại chúng khoảng 2-3 lần một tuần vì biết đâu chúng sẽ cho bạn thêm cảm hứng sáng tạo và một vài điều hay ho khác.
Chúng ta đều có rất nhiều ý tưởng tuyệt vời, nhưng không phải ai cũng cho rằng việc viết chúng ra là một điều quan trọng, cần thiết. Chỉ khi viết ra rồi ta mới thấy được cái hay, cái có ích của nó đối với việc tư duy và sáng tạo của mỗi người.
Để tìm đọc thêm những bài viết tương tự, mời quý bạn đọc truy cập vào chuyên đề Blog Cuộc Sống tại đây nhé.